Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.
Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.

Bọ gậy hay lăng quăng là một dạng ấu trùng của muỗi, hình thành ở giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của muỗi. Muỗi có 4 giai đoạn trong vòng đời là trứng muỗi, bọ gậy(ấu trùng), cung quăng (nhộng) và muỗi trưởng thành. Muỗi cái trưởng thành đẻ trứng theo từng đợt.
Các biện pháp diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh không làm giảm ngay số lượng muỗi đốt, có khi phải mất vài ngày hoặc vài tuần mới giảm được số lượng muỗi đốt. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh bao gồm các biện pháp khác nhau như thau vét bọ gậy, làm thay đổi nơi sinh sản của muỗi, làm cho bọ gậy không sinh sôi, nảy nở được. Khống chế không cho muỗi trưởng thành đến được nơi sinh sản. Thả cá và các loài sinh vật ăn bọ gậy khác vào những nơi có bọ gậy muỗi. Đồng thời có thể dùng các loại hóa chất diệt bọ gậy. Các biện pháp can thiệp này nhắm tới mục đích là giảm nguồn truyền
Việc làm thoát nước ở các khu vực đầm lầy, nước tù đọng, đất đai khai khẩn và các biện pháp lâu dài khác được thực hiện từ đầu thế kỷ 20 ở nhiều nơi đã góp phần rất tích cực trong các biện pháp phòng chống và giảm thiểu những bệnh do muỗi truyền. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh cần phải được thực hiện chung quanh nơi sinh sống của con người trong phạm vi lớn hơn phạm vi dự định diệt muỗi. Đối với nhiều loài muỗi, phạm vi này khoảng 1,5–2 km. Các biện pháp không có hiệu quả lâu dài cần phải được duy trì suốt trong thời gian có muỗi truyền bệnh hoạt động mạnh.
Phun muỗi thời điểm nào hiệu quả nhất?
- Thói quen tự phun thuốc diệt muỗi, tiện lúc nào phun thuốc lúc đó không những làm muỗi không bị tiêu diệt, nguy cơ nhờn thuốc mà người dùng bị nhiễm độc cấp tính.Tùy vào loài muỗi sẽ có các giờ hoạt động khác nhau. Phun đúng thời điểm sẽ khiến số lượng muỗi bị nhiễm độc cao dẫn đến bị tiêu diệt nhiều hơn.
Loài muỗi sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày, mạnh nhất vào những giờ đầu buổi sáng. Vì vậy, với loại muỗi trong nhà nên phun thuốc từ sáng sớm đến 10 giờ sáng

✓ Quy trình thực hiện.
Bước 1: Che phủ giường chiếu, đồ đạc, quần áo, chăn màn, đồ chơi,...đối với các khu vực nhạy cảm bằng các tấm vải mềm và sạch nhằm tránh thuốc có thể gây bắn bẩn khi phun
Bước 2: Phun tồn lưu bên trong và bên ngoài nhà bằng bình phun áp lực đưa hỗn hợp thuốc phủ đều toàn bộ bề mặt tường, vách, rèm cửa, gầm giường, gầm bàn ghế, bụi cây, cống rãnh, tường bao....Thuốc có tác dụng tồn lưu diệt trừ côn trùng dài ngày sau khi phun.
Bước 3: Thu lại các tấm vải phủ và vệ sinh nếu có vết thuốc bắn bẩn.

TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG MỐI VÀ KIỂM SOÁT CÔN TRÙNG, CHUỘT
VPGD - Số 2 ngõ 795, Đường Quang Trung, p. Phú La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
Cửa hàng : Số 45 Nguyễn Chí Thanh, Quận Ba Đình, Tp. Hà Nội
Hotline : 0935 883 222
Cửa hàng : Ngã Tư Châu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
Hotline : 0975 285 804
Email: info@dietmoihathanh.com